TRANG CHỦ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TIN TỨC TUYỂN DỤNG LIÊN HỆ
SENKO
SENKO
THỨC ĂN CHO HEO
THỨC ĂN CHO HEO
Thức ăn cho heo con
Cho heo trại siêu nạc
Cho heo siêu thịt
Thức ăn cho heo siêu
Thức ăn cho heo nái
Đập đặc cho heo
THỨC ĂN CHO GÀ
THỨC ĂN CHO GÀ
Thức ăn cho gà trắng
Thức ăn cho gà màu
Đậm đặc cho gà
THỨC ĂN CHO NGAN, VỊT
THỨC ĂN CHO NGAN, VỊT
Cho ngan , vịt thịt
Cho ngan , vịt đẻ
THỨC ĂN CHO BÒ
THỨC ĂN CHO BÒ
Thức ăn cho bò
THỨC ĂN CHO DÊ
THỨC ĂN CHO DÊ
Thức ăn cho dê
PERFECT
PERFECT
THỨC ĂN CHO GÀ
THỨC ĂN CHO GÀ
Thức ăn cho gà trắng
Thức ăn cho gà màu
Thức ăn cho gà đẻ
Đậm đặc cho gà
THỨC ĂN CHO HEO
THỨC ĂN CHO HEO
Thức ăn cho heo con
Cho heo trại siêu nạc
Cho heo siêu thịt
Thức ăn cho heo siêu
Thức ăn đậm đặc cho heo
Thức ăn cho heo nái
THỨC ĂN CHO NGAN, VỊT
THỨC ĂN CHO NGAN, VỊT
Thức ăn cho ngan, vịt đẻ
Thức ăn cho ngan, vịt thịt
THỨC ĂN CHO BÒ
THỨC ĂN CHO BÒ
Số Người Truy Cập:
40608
  TIN TỨC
Các loại thức ăn cho bò phổ biến nhất hiện nay (09/07/22)
  
Thức ăn thô xanh phổ biến thường là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây ngô gieo dày hoặc sau khi thu bắp còn tươi; các loại lá cây, dây khoai lang;…. Đây là loại thức ăn chủ lực và vô cùng quan trọng với bò. Loại thức ăn này có tỷ lệ nước cao, độ ngon miệng cao, giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được bò rất ưa thích. Thức ăn thô xanh cho bò thường là trồng cỏ hoặc tận dụng các chế phụ phẩm của trồng trọt.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số loại thức cho bò thịt được dùng phổ biến nhất.

I. Thức ăn thô xanh

Nguồn thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh phổ biến thường là cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây ngô gieo dày hoặc sau khi thu bắp còn tươi; các loại lá cây, dây khoai lang;…. Đây là loại thức ăn chủ lực và vô cùng quan trọng với bò. Loại thức ăn này có tỷ lệ nước cao, độ ngon miệng cao, giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được bò rất ưa thích. Thức ăn thô xanh cho bò thường là trồng cỏ hoặc tận dụng các chế phụ phẩm của trồng trọt.

Một số loại cỏ năng suất cao

1. Cỏ voi

Loại cỏ này có thể cao tới 3 – 4m, là loại cỏ Hòa thảo nhiệt đới nên cần đủ độ ấm, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 30 độ C. Cỏ voi ưa đất tốt, tầng canh tác sâu, giàu mùn; không ưa đất cát và bị ngập nước. Cỏ voi có thể trồng từ tháng 4 – tháng 7; thời gian thu hoạch là tháng 6 – tháng 11; chu kỳ sử dụng là 3 – 4 năm. Nếu trồng thâm canh thì có thể đạt năng suất 250 – 300 tấn cỏ/ha/năm.

2. Cỏ sả

Cỏ sả còn được gọi là cỏ ghi-nê, cỏ sữa, cỏ tây Nghệ An: là loại cỏ chịu hạn, nóng, chịu giẫm đạp. Cỏ thường mọc thành bụi, thân lá mềm nên bò rất thích ăn. Cỏ sả có 2 loại là loại lá nhỏ trồng để tạo thành bãi chăn thả bò, bảo vệ đất; cỏ sả lá lớn để cắt cho bò ăn tại chuồng.

3. Cỏ VA06

Đây là giống cỏ được lai tạo giữa cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ. Cỏ VA06 có thể thích nghi trong điều kiện khắc nghiệt, bộ rễ phát triển mạnh dài tới 3 – 4m. Loại cỏ này có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao trung bình thân là là 4 – 5m; có năng suất cao; đẻ nhánh khỏe. mỗi năm có thể đạt 220 tấn/ha; từ năm thứ 2 – năm thứ 6 có thể đạt 480 tấn/ha/năm.

Ủ chua thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh thường có nhiều vào mùa hè – thu nhưng lại khan hiếm khi đông – xuân hay mùa khô. Những hộ nuôi từ vài ba con bò trở lên thường thiếu thức ăn thô xanh trong mùa khô. Để dự trữ, người ta áp dụng kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh cho bò.

+ Nguyên liệu: cỏ tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô sau thu hoạch; ngọn mía,….

+ Chuẩn bị chỗ ủ: trong bể/hố ủ hoặc trong các túi nilong dày. Bể ủ thường xây bằng gạch hoặc xi măng. Kích thước bể sẽ dựa trên số lượng bò nuôi. Một bể có thể tích 1.5m3 có thể ủ được 750 – 900kg cỏ voi/cây ngô. Số thức ăn này sẽ đủ cho bò ăn trong 3 tháng mùa đông.

+ Kỹ thuật ủ như sau:

Thức ăn thô xanh đem về cắt, phơi tái độ ½ ngày đến khi độ ẩm còn khoảng 65 – 70%. Tiếp đó cắt ngắn 2 – 2.5cm. Với thân cây ngô sau khi thu hoạch bắt thì không cần đem phơi mà chỉ bỏ gốc và lá già bên dưới, sau đó cắt ngắn và ủ ngay. Việc ủ chua phải làm xong trong ngày, không được để qua hôm sau.

Có thể bổ sung một số thức ăn tinh như bột sắn, bột ngô hay rỉ mật bằng 2 – 3 % lượng thức ăn thô xanh đem ủ; thêm muối ăn 0.5%, phân đạm ure 0.5%. Khi ủ phải đầm nén thật kỹ sau khi rải lớp thức ăn, nhất là 4 góc. Trên cùng phủ lớp rơm dày 15 – 20cm rồi phủ nilong dày lên trên. Chú ý chèn kỹ nilong quanh thành; không để nước mua chảy vào bể ủ và không ủ trong những ngày mưa

.

II. Thức ăn thô khô

Nguồn thức ăn

Thức ăn thô khô sẽ gồm các phụ phế phẩm trồng trọt như cỏ khô, rơm, dây lang, dậy lạc khô, bã sắn khô,….

Kỹ thuật ủ rơm với ure làm thức ăn cho bò

Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

- Rơm khô: 100kg

- Nước sạch: 80 – 100 lít

- Ure: 3 – 4kg

- Muối ăn: 0.5kg

- Vôi bột: 0.5kg

Cách thực hiện như sau:

+ Lấy 10kg rơm khô trải vào hố ủ thành từng lớp dày 10 – 20cm.

+ Đổ nước lã vào thùng tưới 10 lít.

+ Lấy 400g ure hoặc dùng lon sữa bỏ để định lượng.

+ Hòa tan ure vào thùng nước 10 lít

+ Tưới nước ure lên rơm đều từng lớp

+ Nén rơm trong hố ủ thật chặt.

+ Lấy tiếp 10kg rơm mới và làm như các bước trên.

+ Sau cùng dùng nilong hoặc vải cao su phủ kín lên trên và xung quanh để giữ kín hơi.

III. Thức ăn tinh

Nguồn thức ăn tinh

Thức ăn tinh sẽ gồm các loại hạt cốc, phụ phẩm; các loại củ quả tươi như khoai lang, bí đỏ, sắn,...; phụ phẩm công nghiệp rượu bia, công nghiệp chế biến rau quả, sản xuất đường; các loại hạt có dầu và khô dầu; các loại thức ăn đạm có nguồn gốc động vật.


Phối chế thức ăn tinh cho bò thịt

Để giảm phí thức ăn tinh hỗn hợp cho bò thịt, người nuôi có thể dùng các nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa phương để tự phối chế. Có thể lợi dụng sự hỏa động của hệ vi sinh vẩ, một số nguyên liệu có sẵn, giá rẻ như bột sắn khô tỷ lệ cao, thêm rỉ mật, ure để tạo ra thức ăn hỗn hợp tinh giá thấp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về năng lượng đạm thô cho bò.

Dưới đây là công thức phối chế thức ăn tinh bò thịt :

Thức ăn cho bò

Thức ăn hỗn hợp công nghiệp cho bò thịt

Hiện nay có một số công thức thức ăn gia súc đã sản xuất và bán ra thị trường các loại thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn cho bò thịt. Nếu nuôi bò thịt lai Sind thì lượng thức ăn hỗn hợp công nghiệp tính theo khối lượng bò sẽ như sau:

Các khoáng chất và vitamin bổ sung

+ Chất khoáng: chủ yếu như muối ăn, can-xi, phốt pho. Một số khoáng chất vi lượng cần thiết như: sắt, i-ốt, kẽm, cô ban, đồng.

+ Vitamin: cần chú ý tới vitamin A, D, E; vitamin nhóm B, vi sinh vật có thể tự tổng hợp được.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bà con các thông tin liên quan đến thức ăn cho bò thịt. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bà con.